Hình thức thờ phượng Tục_thờ_hổ

Hổ được cộng đồng hay cá nhân, hộ gia đình nhiều nơi thờ phượng thông qua nhiều hình thức đa dạng như: dành một không gian tín ngưỡng để thờ cúng như đền, miếu, đình, chùa, bàn thờ tại tư gia. Hổ còn được thờ thông qua hình thức cúng tế các lễ vật dâng lên cho hổ, được vẽ tranh để thờ; gắn liền với thờ Mẫu, cổ tục bầu Ông và người ta còn mê tín sử dụng các bộ phận của hổ làm bùa chú để hộ thể (bùa hộ mệnh). Những hình thức này biểu hiện như:

Không gian thờ

Bàn thờ Thần Hổ ở Đình Chí Hòa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đình Cô Giang
Tượng thờ Bạch Hổ trong Đình Cô GiangĐà Lạt, ngôi đình thờ các linh vật thuần Việt gồm hổ (thờ chính diện) và chó đá (hai bên).
Bàn thờ hổ trong tư gia của người Hoa

Tín ngưỡng dân gian thờ cúng tự nhiên có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân, trong đó, phải kể đến tín ngưỡng thờ động vật, cụ thể là tín ngưỡng thờ Hổ. Theo quan niệm dân gian, hổ là vị "chúa tể sơn lâm", cai quản vùng rừng núi. Rải rác trên khắp Việt Nam đều có bàn thờ hoặc miếu thờ thần Bạch Hổ, với các tên gọi: "Sơn quân chi thần", "Sơn quân mãnh hổ", "Sơn lâm chúa xứ" hay "Sơn lâm đại tướng quân"[87]. Trong tiềm thức dân gian, "ông ba mươi" là tên gọi đầy uy linh, quyền kính trong những gian thờ, đình, chùa, miếu mạo. Miếu Sơn quân là một mô thức nhất định trong cơ cấu kiến trúc cổ, được dựng lập ngay trong khuôn viên các ngôi đền, đình, miếu, mộ[36].

Thông thường, loài người vẫn rất sợ những loài thú to lớn hung ác, nên thờ cúng cũng là một cách để tạ lỗi cùng mãnh thú. Những ngôi miếu có thờ phượng thú linh sẽ giúp dân làng trừ tà, trấn yêu, diệt quỷ[68]. Biểu hiện của tín ngưỡng thờ cọp thường thấy nhất là dưới dạng miếu nhỏ hoặc các bình phong ở đình làng. Một số nơi ông Hổ được thay thế bằng các phù điêu đắp nổi hình sư tử. Trên các bình phong này là hình đắp nổi chúa sơn lâm (thường màu vàng), từ trên núi bước xuống trông rất oai vệ, Một số đình thay vì là các bình phong ở trước đình là các tượng hổ[88]. Ở Nam bộ còn có dạng tồn tại khác về cọp là miếu thờ cọp. Phần lớn các đình làng ở Nam bộ đều có miếu thờ, tượng thờ ông Hổ. Các đình làng, chùa, miếu ở Nam Bộ đều có ban thờ thần Hổ[88].

Ở những chốn tâm linh như đình, chùa, miếu mạo, lăng tẩm, nơi thờ tự có những đồ án trang trí với nhiều hình thù độc đáo, nổi bật nổi bật là hình các linh vật quen thuộc gồm nhóm Tứ linh gồm: Long (rồng), Lân, Quy (rùa), Phượng và thêm bốn con vật khác là Ngư (cá chép), Bức (con dơi), HạcHổ (cọp), được gọi chung là "Bát vật", được thể hiện qua nghệ thuật trang trí sinh động và linh thiêng. Trong nhóm Bát vật thì hổ là con vật có thật, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng, là vị thần bảo vệ trấn giữ các phương chống lại mọi tà ma, nên hổ đã trở thành một đề tài phổ biến trong tranh dân gian và là đồ án cần thiết ở bức bình phong, hai bên cổng đình, chùa, miếu, mạo, hình ảnh hổ nổi bật màu sắc và vết vằn của của lông hổ để cách điệu thành những hình trang trí[89].

Các đình làng ở Nam bộ phần lớn đều có miễu thờ thần hổ, ở về phía trái sân đình, với tước "Sơn Lâm chúa tể"[90]. Trên bức bình phong tại cổng các đền chùa, người ta thường đắp một con hổ đang bước xuống những bậc đá gập ghềnh. Với tư thế đó, hổ biểu hiện cho sức mạnh của thế giới Diêm Vương. Người ta còn thờ Ngũ hổ để tượng trưng cho năm phương: Hoàng hổ ở giữa gọi là Trung tâm, Xích hổ là phương Nam, Lục hổ là phương Đông, Bạch hổ là phương Tây và Hắc hổ là phương Bắc. Tất cả đều mang ý nghĩa cầu mưa và cầu cho mọi sự sinh sôi, phát triển[91].

Trong kiến trúc Đình làng Nam Bộ thì có Bình phong nằm chính giữa phía trước sân đình, mặt bình phong thường đắp nổi hoặc vẽ cảnh cọp vàng (hoàng hổ) đứng bên gộp đá lởm chởm, có một cây cổ thụ gie cành lá; hoặc cảnh long mã chở cái phù đồ, hoặc cảnh long hổ hội (cọp dưới đất ngước lên nhìn rồng đang bay ẩn trong mây nhìn xuống); cốt để biểu thị âm dương hòa hợp. Sân đình Hai bên đàn thường là các miễu thờ cọp (Chúa xứ Sơn quân). Hay còn có bàn thờ Hội đồng ngoại (gồm các vị thần sau: Mục đồng, Hậu thổ, Bà chúa Ngọc, chúa Ngung, Chúa Xứ, Ngũ hành nương nương, Táo quân, Cọp, Cá Voi).

Miếu thờ Cả Cọp thường ở gần đình, có nơi thờ cốt tượng hoặc hộp sọ cọp chết rũ. Có nơi thờ bài vị với các danh hiệu: Sơn Quân chi Thần, Lý Nhĩ Đại tướng Quân, Sơn Lâm Hổ lang chi Thần, Hội đồng Hương Thôn chi Thần, Mãnh Hổ Đại tướng Quân, Ngũ Hổ Đại tướng Quân, Hổ phụ húy Phạm Văn Thích, Hổ mẫu húy Trần Thị Hà Sơn Quân Chúa Tể Mãnh Hổ Lý Nhĩ chi Thần. Các đình làng ven rừng còn tòng tự thêm: Mộc Trụ Dương Thần (Thần gốc cây còn sót lại sau khi khai hoang), Thanh U Bạch Nha chi Thần (Thần rừng xanh răng trắng), Ác Lang chi Thần (Thần sói dữ), Tam đầu nhà lang, Tứ đầu nhà cầm (sói ba đầu, chim bốn đầu)[88].

Tín ngưỡng thờ cúng thần hổ trong các ngôi đình, đền, miếu là một trong những nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn của người Việt có mặt ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Duy trì tín ngưỡng này không chỉ giữ nét tín ngưỡng có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn là sản phẩm tinh thần gắn liền với sự phát triển của một vùng đất, từ quá trình định cư và cộng cư. Hình thức tín ngưỡng này còn thể hiện lòng biết ơn của cộng đồng cư dân trước việc thiên nhiên đã dung chứa con người từ những ngày đầu mở đất, đây cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống ở Việt Nam[92].

Ngoài ra, bên cạnh việc thờ phụng hổ trong những không gian công cộng của cộng đồng thì trong nhiều hộ gia đình (tư gia), người ta thường thờ thần Bạch Hổ, hoặc thần Ngũ Hổ tức là năm thần Hổ năm sắc. Bàn thờ thường lập một nơi riêng, nhiều khi là ở một chiếc bàn xây ngoài sân, hay chiếc miếu xây ở ngoài vườn đối với những gia đình ở gần chân núi. Cũng có những nơi vào tối 30 Tết, người ta thường dùng vôi trắng vẽ hình hổ phục ở 4 góc sân nhà nhằm trừ đuổi tà ma, quỷ quái, cầu cho mọi người được khỏe mạnh, bình an, chăn nuôi, trồng trọt đều hanh thông, phát đạt. Trường hợp khi thờ chung với thần Mễ (thần thóc gạo), người ta đã sắm một bức tranh thần hổ dán dưới chân bịch gạo, có khi thì chạm khắc thành một tấm phù điêu, chuyển thành hương án, khu thờ này vẫn đặt dưới gầm tranh thần hổ. Thần hổ có khi được thờ một con, theo ngũ hành mà tô màu hoặc là tranh ngũ hổ với năm ông ngồi theo phương vị trung tâm và bốn phía. Hình thức này đơn giản, khi chỉ là một gian thờ nhỏ, vẽ rồng phượng trên tường và một bát hương, khi là một cây hương nhỏ, bát hương ở trên và thần hổ đắp bằng phù điêu phía dưới[93].

Cúng tế

Việc cúng tế thần Hổ được thể hiện qua việc dâng lên cho Hổ những lễ vật và thực hành các nghi lễ tôn nghiêm. Hình thức này diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều cộng đồng người. Việc thờ cúng thần hổ luôn được phối hưởng vật phẩm thờ tự mỗi khi có lễ là để nhớ đến công lao các bậc tiền nhân. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống góp phần bổ sung vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam[92].

Lễ vật

Lễ vật cúng Hổ
Đồ lễ cúng tùy vùng và tùy tâm, nhưng các món chính gồm thịt lợn được thái vuông to (do hổ thèm thịt) và trứng sống (là vật tụ linh hồn).
Lễ cúng hổ trong miền Nam còn dâng thủ vĩ (đầu heo) và phủ lên nhành lá

Với niềm tôn kính loài hổ, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, nhiều gia đình người Việt còn thờ "Ông Ba mươi". Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, còn cúng một miếng thịt heo sống trên bàn thờ "Ông hổ". Trong ngày Tất niên, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà trong đó, một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi (cùng thời điểm với ngày 30 Tết). Cúng Thần Hổ cũng cúng vào những ngày sóc vọng hoặc trong nhà có công việc gì cáo với gia tiên. Việc thờ cúng thần Hổ ngoài trầu rượu phải cúng mặn phải dùng thịt sống hay trứng sống làm đồ lễ.

Trong việc thực hành thờ đạo Mẫu ở Miền Bắc. Lễ vật tiến cúng lên các vị thần linh, lễ vật này tuỳ theo tâm của mỗi người nhưng cũng phải theo một quy định chặt chẽ trong đó phải có trứng, thịt sống cho ban Ngũ Hổ. Hổ được nâng tầm thành con vật linh thiêng nhưng dù vậy trong ý thức dân dã thì hổ cũng được đồng nhất với chúa Sơn lâm, cho nên người ta đem thịt sống tới cúng như để thoả mãn một nhu cầu đời thường của cuộc sống tự nhiên của hổ[39]. Khi cúng hổ trong đạo Mẫu nên đem trứng sống tới cúng ở ban này có nghĩa như đưa linh hồn của các kiếp đời đã qua đến đây để cầu sự bảo trợ của sức mạnh thiêng liêng này, trứng được coi là vật tụ linh hồn[39].

Đồ lễ dâng cúng trong thục thờ Mẫu để bài bản gồm thường gồm 5 lễ vật (Ngũ lễ): Một miếng thịt lợn sống (phần vai), thái vuông to, khía thành 5 phần mỏng không đứt; Năm quả trứng sống; muối; gạo; một chai rượu. Đến nay, việc sắm sửa lễ vật có thể đơn giản hay phức tạp, do quan niệm của mỗi người. Người thì cho rằng đi lễ thành tâm, có thể dâng hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, rượu, chè thuốc. Người cầu kỳ thì chuẩn bị đồ lễ chu đáo, cẩn thận theo đúng sở thích của ngài Hổ. Một số khác có quan điểm thực dụng, dâng Ngài rất nhiều đồ lễ cao sang, đắt tiền nhưng tất cả đều tùy tâm, tùy lòng thành[39].

Tuy nhiên, trong các nghi lễ chính thức của đạo Mẫu, thủ nhang, thanh đồng hầu thánh vẫn giữ đúng quy luật dâng đồ lễ cho ngũ hổ gồm thịt khía năm miếng, trứng năm quả, gạo, muối, tiền vàng. Trong những đàn lễ lớn của tứ phủ, ngoài đồ lễ trên, thanh đồng, thủ nhang còn sắm sửa một mâm cơm canh khao ngũ hổ, năm chén rượu trắng. Họ tin rằng, các ngài (trong đó có thần Hổ) sẽ về chứng đàn lễ, phù hộ cho canh đàn khóa lễ được thập toàn viên mãn. Bên cạnh đồ lễ, đồ mã cũng được chuẩn bị cầu kỳ, cẩn thận, gồm năm hình ông hổ được đan từ những thanh nứa, với năm màu sắc. Đồ mã lễ xong được đem ra hóa (đốt) để các ngài chứng tâm cho chủ lễ[11].

Hổ trắng là biểu tượng của thần chữa bệnhthần Tài, có một thời được các lương ynhà buôn thờ[88] và trong một số hoàn cảnh đặc biệt Thần Hổ trắng còn là biểu tượng của thần chữa bệnh và thần tài của một số gia đình hiện nay đang buôn bán phát lộc, thường tôn thờ ông Hổ. Hàng ngày đèn nhang, lễ vật bằng trứng sống đều đặn, coi đó như linh vật trong tâm thức, tín ngưỡng dân gian. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, những người lớn tuổi còn cúng một miếng thịt heo sống trên bàn thờ ông Hổ.

Người ta cũng thường cúng hổ bằng gạo vì hình ảnh thần Hổ và thần Mễ tiên sinh cũng gắn với nhau. Thần hổ tượng trưng cho thế lực dưới đất, đối lập với con rồng tượng trưng cho thế lực trên trời. Trời đất giao hòa, âm dương quân bình, tất mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt[64], tổ tiên thần Mễ (thóc gạo) và thần hổ được thờ cúng trong cùng một chỗ là thể hiện của một tín ngưỡng thiết thực, ngay từ khi làm bịch thóc người ta đã sắm một bức tranh thần hổ dán dưới chân bịch, có khi thì chạm khắc thành một tấm phù điêu[93] với quan niệm "xưa bày, nay làm" mà cứ thế những tục thờ phụng cúng bái này được lưu truyền đi.

Ở Miền Nam, người xưa tin rằng "ông Ba Mươi" rất linh nghiệm nên có tục cúng đầu heo vào các dịp cúng đình. Thời trước, các ông hương chức cũ đều đem một cái đầu heo đến trước miếu thờ ông hổ trong các dịp cúng đình. Điều kỳ lạ là sau khi tàn nhang, người ta quay ra chỗ cúng thì không còn thấy cái đầu heo nữa. Sau này, hiện đại hơn, người dân vẫn giữ tục cúng heo nhưng không để nguyên nữa mà xẻ ra thành thịt, nhiều năm trở lại đây, chuyện mất đầu heo trong các lễ cúng không diễn ra[90]. Ở miền Nam, về lễ cúng đầu heo thường có nhành cây che lên. Truyền thuyết về cọp ở địa phương trong miền Nam về một lão nông khi đem cơm ra ruộng cho công cấy, thấy một ông Cọp nấp ở bìa rừng, nó cầm lên để xuống nhiều lần một nhánh lá cây che mặt để nhìn ra đám công cấy ngoài ruộng.

Chờ Cọp bỏ vào rừng, ông lão nhặt cành lá ấy đưa lên nhìn xuyên qua đó ngó ra đám công cấy thì thấy trong đám thợ cấy có một người biến dạng thành con heo và đoán chắc người có dạng heo khi nhìn qua cành lá ấy sẽ bị cọp vồ, dù đã cố sức che chắn, bảo vệ nhưng đến một đoạn đường, ông Cọp nhanh như chớp không biết ẩn từ đâu phóng ra vồ đúng người ấy tha đi mất. Truyện kể này, xác tín rằng ông Trời không cho phép cọp bắt người ăn thịt, nó chỉ được bắt thú vật để sống. Riêng những người có số phận phải bị cọp ăn thì cọp nhìn qua cành lá sẽ thấy hình dáng họ biến thành heo. Kẻ ấy, cọp được phép ăn thịt. Từ đó, lệ cúng heo (hay đầu heo) cho cọp thường phải bẻ một nhánh lá cây đậy lên. Cọp đến thụ hưởng lễ vật cầm nhánh lá ấy, để nhìn và xác định đó đúng là heo thì cọp mới ăn. Đó là cổ tục từ xưa, nay không còn thực hành nữa, chỉ thấy tục lấy mỡ chài phủ kín đầu con heo cúng Bạch Hổ[31].

Đối với những người nấu cao hổ cốt hay làm thit hổ, xuất phát từ việc hổ là con vật được coi là chúa sơn lâm và được nhiều nơi người dân đưa vào đền, miếu để thờ, theo quan niệm khi dùng hổ làm thuốc trị bệnh cứu người thì cũng phải được sự đồng ý của vong hồn "Ông Hổ" vì vậy, trước khi mang xương hổ đi làm sạch, người chủ nấu cao phải để bộ xương của hổ xếp theo đúng hình hài trên một chiếc bàn phủ vải điều và bày ở giữa sân. Lễ vật dâng lên cho Hổ gồm có một chiếc thủ lợn, đuôi lợn để sống và có hương nến cẩn thận. Trước đó, người chủ phải trai giới ít nhất là bảy ngày, đồng thời không được sát sinh bất cứ con vật nào. Việc cúng lễ được tiến hành trước khi mặt trời mọc, trong thời gian hành lễ, đàn bà con gái không được tới gần[94], những người nấu cao hổ vẫn thường duy trì tập tục cúng bái trước mỗi lần hành sự (không như việc mổ trâu, bò, gà, lợn) vì sợ rằng vong linh hổ sẽ báo oán, ám bệnh tật, chết yểu, làm lụn bại, tán gia bại sản, vướng phải vòng lao lý.

Các vùng

Nhiều người dân sơn tràng vào rừng thường xách theo cân thịt bèo nhèo để dâng cho hổ, thỏa cơn đói khát của chúng để chúng không vồ người

Bình Phước trước đây, hàng năm vào các dịp lễ, người dân trong xã thuộc Bình Phước đều phải bày các vật phẩm cúng thần hổ, gồm trà rượu, nhang đèn, thịt heo sống, trứng gà, trứng vịt sống. Dân làng phải làm lễ bầu Ông rồi cúng cho ông Cả Cọp một cái thủ vị và dâng tờ cử chức Hương Cả. Đến cuối thế kỷ XIX, tục lệ này được bãi bỏ. Một số nơi, tục lệ này vẫn được duy trì, duy trì thường xuyên vào các tiết xuân, hạ, thu, đông, tại đền Trần Hưng Đạo thường tổ chức lễ cúng lớn vào mồng 3 tháng 3, ngày 20 tháng 8 và dành một khoảng không gian trước đền để cúng thần hổ, tạo niềm tin bình an cho nhân dân trong vùng[35][92].

Hằng năm, ở đình khi diễn ra lễ cúng tế, tại bàn thờ thần Hổ ở Biên Hòa-Đồng Nai thường được cúng bằng thịt heo. Có những nơi, người ta tin rằng, vào ban đêm, thần Hổ sẽ về hưởng và đem một tờ sớ khác cho làng xóm[95]. Nhiều thế hệ tại miếu Cọp Bạch ở Phú Yên lần lượt trông coi và cúng tế miếu Ông Cọp vào những ngày rằm, mùng một và đặc biệt là hai lễ cúng lớn vào dịp tiết thanh minh tháng 3 với lễ vật đồ chay vào tiết lập thu tháng 8 với lễ vật heo, , vào tiết thanh minh (tháng 3 âm lịch) và lập thu (tháng 8 âm lịch), rất nhiều người dân địa phương và khách hành hương về miều Cọp Bạch ở Phú Yên dự cúng. Khi thì cúng chay, khi thì cúng heo, . Vào tiết thanh minh, (tháng 3 âm lịch), khách thập phương về viếng và cúng miếu rất đông. Những người lớn tuổi ở địa phương sẽ đảm trách việc cúng, tế lễ, cáo trờ đất[96].

Người dân Dùi Chiêng, Quảng Nam tổ chức lễ cúng "ông Trùm" (hổ) vào ngày mồng 7 tháng Giêng hằng năm, họ làm heo, gà để dâng lên ngài. Sau khi cúng xong, dân làng phải để lại nguyên cái đầu heo trên bàn thờ để hổ ra ăn phong tục này là do hổ có sức mạnh lớn và họ cũng rất tôn sùng con vật này. Còn phần thịt heo, thịt gà, cơm, rượu, mọi người cùng tề tựu ăn uống, vui chơi. Sau khi dân làng về, thường thì cái đầu heo đó được hổ ra tha về núi để ăn. Sau này khi hổ ít dần, đầu heo được để đây 3 ngày, nếu hổ không ra ăn thì người dân mới được mang về nhà. Do vậy mỗi tối người cai quản miếu thường mang đầu heo về nấu lại cho khỏi hỏng, sáng mai lại tiếp tục mang lên bàn thờ miếu. Do sống chủ yếu nhờ rừng nên mỗi khi đến tháng giêng, khu dinh thờ chật kín người đến thắp hương, hội làng để chuẩn bị vào năm làm rừng mới[97][98].

Chiều ba mươi Tết người dân ở Cần Thơ cũng bày lễ vật ra sân để cúng ông Hổ chung với lễ cúng Tất Niên. Lễ vật gồm chè, xôi, que, hột, tợ, thêm một con gà trống luộc nguyên con hai chân tréo ngược ra sau lưng, có cả một xấp giấy hồng đơn in hình ông Cọp trông dữ dằn. Chủ gia thành tâm cầu xin Sơn Lâm Chúa Tướng thương tình đi nơi khác làm ăn, đừng về làng gây tai họa. Còn ngày Mồng Bốn Tết sau khi cúng đốt giấy tiễn đưa ông bà, cúng Ông Hổ xong, thường dán trước cửa nhà tờ giấy hồng điều in hình cọp màu đen với lòng tin là Ông Ba Mươi sẽ trấn giữ nơi cửa, không cho tà ma đột nhập vào nhà hại người[99]. Còn miếu thờ cọp được cúng bằng một con heo trắng và xôi bánh trong các dịp Kỳ Yên[27]

Nghi thức cúng tế trong Lễ Thượng Điền đình Bình Thủy Cần Thơ có Lễ Tế Sơn Quân: Sau Lễ Tôn Vương là Lễ tế Sơn Quân tức lễ cúng ông Hổ được thực hiện ở miếu Sơn Quân bên phải chính điện. Đội nhạc lễ mở đầu buổi lễ tế bằng một chầu nhạc dâng Thần, tiếp theo là lễ bái của trưởng đình, phó đình và các vị chức sắc cao niên. Cuối cùng, vị Hương văn đọc sớ và đốt sớ, xem như kết thúc nghi thức Lễ tế Sơn Quân[99]. Trong khi tế lễ có đoạn: "Cao nhai chủ tể lý lâm quân bách thú độc tôn chi vị. Sơn đầu tối dã thinh xuất thái bình quần cầm chủ tể phụng hoàng độc tôn chi vị. Tạm dịch: Trên sườn núi cáo chỉ có một mình ta làm chúa tể, sửa trị cả trăm ác thú trong rừng.Trên chót núi có tiếng kêu thái bình chỉ có chim phụng hoàng xuân làm chúa tể loài chim"[27].

Dân tộc

Con hổ được nhiều dân tộc miền sơn cước thờ phụng để mong đừng làm hại khi đi vào rừng khai thác sản vật thiên nhiên.

Người Khơ mú là một dân tộc thiểu số sống ở miền Tây của Nghệ An thuộc Việt Nam, dân tộc này tự coi mình thuộc họ Rvai (hổ) và họ có nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang) Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ mú. Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Họ diễn lại các động tác của vật tổ của dòng họ vào dịp tết Nguyên đán, hội hè với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ.

Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú khóc than thật sự như tổ tiên mình qua đời. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đặt bên cạnh người chết một chiếc chăn giống màu lông hổ, để hồn được siêu thoát, trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ[11][100].

Người Tà Ôi có tục thờ đầu hổ xuất phát từ niềm tin rằng hổ sẽ báo mộng cho người ta biết làng sắp gặp chuyện chiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh. Các điềm báo xấu đó thông qua giấc mộng đến với người trong làng. Hàng năm, người ta vẫn đến tiến hành thăm nhà mồ có đầu hổ. Trong các thôn của xã Nhâm chỉ có làng Nhâm I còn có tục thờ thần hổ, làng Ka Linh, Tà Kêu trước đây ở Lào cũng có tục này.

Hàng năm khi người Tà Ôi tiến hành tổ chức ăn năm mới, hay cúng khánh thành nhà rông, thần hổ đều được chia phần, khi tuốt lúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần hổ ăn. Người Chu RuLâm Đồng cũng cúng cho hổ vào tháng hai hàng năm, người Chu Ru còn cúng Yang Wer. Đó là một cây cổ thụ gần làng và được coi là một nơi ngự trị của một vị thần có nhiều quyền phép. Họ thường làm những hình nộm như đầu voi, đầu cọp, đầu , đầu trâu bằng gỗ hoặc bằng củ chuối, với đồ ăn, thức uống mang tới gốc cây Yang Wer để cúng.

Còn có tập quán đi săn Hổ của người Sán Dìu, thường tổ chức đi săn vào dịp nông nhàn, dịp đầu xuân mới hoặc khi phát hiện được con thú lớn là Hổ đi kiếm ăn. Nếu bắn được con Hổ to thì đem về nhà người trực tiếp bắn trúng để làm thịt, và cúng báo mời tổ tiên về ăn mừng để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho lần sau đi săn bắn được nhiều con Hổ và an toàn hơn. Sau khi cúng xong, họ lấy thịt Hổ ra để chia phần cho người trực tiếp bắn trúng được riêng một vai, đầu và bốn chân. Số thịt còn lại chia đều cho những người đi săn, nếu ai có chó săn đi cùng thì được thêm nửa phần của người đi săn. Nếu bắn được Hổ nhỏ thì họ sẽ không chia phần, mà chỉ mang về nhà người trực tiếp bắn trúng, làm thịt, không phải cúng tổ tiên rồi liên hoan một bữa vui vẻ, chúc mừng nhau lần sau sẽ săn được một con Hổ to hơn. Nếu săn được con Hổ và dịp dầu xuân thì người ta tin rằng năm ấy sẽ có sức khoẻ như Hổ, và luôn gặt hái được nhiều thành công, may mắn[101].

Truyền thuyết người Mường kể rằng, người Mường đến định cư ở vùng Thạch Thành này đã mấy trăm năm. Khi đó, vùng đất này chỉ có rừng già, khỉ vượn và là lãnh địa của cọp, người Mường nơi đây đã xâm phạm đến lãnh địa tôn nghiêm của cọp, nên cọp mới báo thù mà giết hại nhiều người, từ xưa đến nay, một số họ tộc người Mường ở vùng đất này vẫn thờ một con cọp, mà trong suy nghĩ của họ, nó là con cọp đã thành tinh. Nhiều gia đình xưa kia còn kinh sợ đến nỗi đặt hương án để thờ con hổ đó với niềm tin rằng, hễ thờ nó, nó sẽ không làm hại, thậm chí còn phù hộ cho làm ăn, cày cấy được phát đạt, dễ dàng.

Trước kia mỗi năm bốn lần, đủ bốn mùa, các bản làng người Mường đều phải sắm trâu, , hoặc ít nhất cũng phải là , lợn, đem vào rừng cúng tế. Họ dựng ban thờ bằng tre, cắt tiết mổ gà, bày cả xôi thịt, rượu ngon cúng bái. Thầy cúng làm xong phận sự, thì lễ vật là trâu, bò, dê, lợn sẽ được cột vào gốc cây, rồi mọi người kéo về làng. Từ cánh rừng nơi bày lễ cúng bái, tiếng gầm vang lên từ cánh rừng hoang thẳm, tĩnh mịch, khiến tất thảy đều sợ hãi. Tiếng trâu, rống thảm thiết rồi tắt lịm sau một cú đớp rung chuyển núi rừng. Sớm hôm sau, dân bản kéo vào rừng, chỉ thấy còn cặp sừng trâu, bò, hoặc vài mẩu xương lợn, họ cho rằng Hổ thành tinh đã về thưởng thức lễ vật. Năm nào dân bản cúng bái đầy đủ, thì không có ai mất mạng, còn không cúng thần hổ, thì mạng người phải thế cho lễ vật.

Tranh thờ

Tranh Ngũ hổ hàng trống

Không phải đền phủ nào cũng có tượng các vị thần linh để thờ, mà thường được thay thế bằng các bức tranh thờ dân gian, đó là những bức tranh được vẽ đơn giản, bằng chất liệu tự nhiên. Bố cục của tranh thờ không tuân theo luật viễn cận mà thường tuỳ theo chủ đề, hay địa vị của nhân vật mà người nghệ nhân sẽ thể hiện mức độ to nhỏ khác nhau, nhằm gây ấn tượng cho người xem tranh. Năm màu sắc chính: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, là ngũ sắc theo quan niệm ngũ hành, ngũ phương. Với bố cục chặt chẽ, đường nét, màu sắc sinh động, đã làm cho "Ngũ Hổ" trở thành một trong những bức tranh dân gian đạt giá trị nghệ thuật cao Bên cạnh những đồ thờ được bày ra[39].

Xuất phát từ tục thờ hổ, thần thánh hóa loài vật này, các nghệ nhân dân gian cũng xây dựng biểu tượng hổ qua nhiều chất liệu, trong đó hình thức tranh thờ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhưng mẫu tranh được biết đến nhiều nhất là tranh Ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội), ngoài ra còn tranh Đông Hồ. Trong tín ngưỡng dân gian có nhiều tranh để thờ hổ như Hắc hổ, Bạch hổ, Độc hổ, Ngũ hổ. Tranh Ngũ hổ còn gọi là tranh Ông Năm Dinh, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị ngũ phương (năm phương trời), được vẽ thành năm màu[10]:

  • Hoàng hổ tướng quân (màu vàng) trấn nhậm trung tâm/Trung khu (hành Thổ): Một con hổ màu vàng trấn nhậm chính giữa trung tâm
  • Hắc hổ tướng quân (màu đen) trấn nhậm phương Bắc/Bắc khu (hành Thủy): Một con hổ màu đen trấn nhậm phương Bắc
  • Bạch hổ tướng quân (màu trắng) trấn nhậm phương Tây/Tây khu (hành Kim): Một con hổ màu trắng nằm trấn nhậm hướng Tây
  • Xích hổ tướng quân (màu đỏ) trấn nhậm phương Nam/Nam khu (hành Hỏa): Một hổ màu đỏ sậm nằm trấn nhậm phía Nam
  • Thanh hổ tướng quân (màu xanh) trấn nhậm phương Đông/Đông khu (hành Mộc): Một con hổ mày xanh nằm trấn giữ hướng Đông

Trong Đạo giáo Việt Nam thì các pháp sư Việt Nam từ Bắc chí Nam còn thường hay thờ các thần Ngũ Hổ bằng bức tranh con hổ hay Quan Lớn Tuần Tranh và hai con rắn Thanh XàBạch Xà quấn trên xà nhà trước bàn thờ. Tranh dân gian Đông Hồ còn có bức vẽ Huyền Đàn Trấn Môn, vẽ hình một vị Thần mặc áo xanh, cưỡi trên lưng một con cọp màu đen, cũng được gọi là Hắc Hổ Huyền Đàn hay Huyền Đàn Nguyên Soái. Trong hệ thống Đạo giáo được phong là "Như ý Chánh nhất Long hổ Huyền Đàn Chân quân", cai quản các Cát thần lo việc giúp người lương thiện. Ngày xưa tranh được dán nơi cửa chính ra vào của ngôi nhà. Huyền Đàn Trấn Môn thực chất được sử dụng như một lá bùa (linh phù), có công năng trấn giữ cửa nẻo, ngăn ngừa tà ma.

Quan niệm

Tranh Ngũ hổTranh Ngũ hổ

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, hổ cũng tượng trưng cho sức mạnh. Dân gian đã thần thánh hóa hổ, cho nó một sức mạnh linh thiêng diệt trừ được ma quỷ. Bởi vậy, hình tượng con hổ đã trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh thờ cúng ở các đền, điện, đình, miếu[21]. Theo truyền thống có từ xa xưa, tranh ngũ hổ là bộ tranh dân gian thường được treo ở gian thờ chính diện của ngôi nhà. Không trưng trên bàn thờ gia tiên như những bức tranh ngũ quả, tranh ngũ hổ thường treo ở bàn thờ dành riêng cho "ông Ba mươi", dưới bàn thờ thần thánh hoặc thờ Phật.

Trong tục thờ, có gia đình thờ tranh ngũ hổ; có gia đình chỉ thờ một ông. Những người thờ phụng "ông" hổ đều tin rằng có một sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, loại trừ tai nạn. Tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, thì hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người, do đó phải thờ hổ[10] Ở nhiều gia đình người Việt ngày nay vẫn treo tranh thờ ngũ hổ như một lá bùa trấn tà ma. Tranh hổ thường được treo chính giữa gian thờ hoặc dưới ban thờ thần thổ công. Khi treo tranh luôn phải chú ý đến địa điểm, tránh treo gần nơi ăn ngủ, tốt nhất là thẳng gian chính điện. Một số gia đình kỵ treo tranh thờ riêng một thần hổ, đó phải là Hoàng hổ mới an thịnh, nếu không phải thờ ngũ hổ.

Theo quan niệm dân gian, ngũ hổ có thuật biến hóa khôn lường. Ngoài việc thờ hổ để cầu sức khỏe, bình an, trong tín ngưỡng tâm linh, người ta còn cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở theo quy luật trời đất. Từ xưa dân ta đã cho rằng thần hổ trấn bốn phương, bốn cõi, có uy quyền trong tay, vạn vật có sinh tồn được hay không là do ngài phán quyết. Việc thờ thần hổ còn ngụ ý mong cho gia đình sung túc, mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hưng thịnh, vật nuôi trong nhà được vỗ béo, có thể thấy, hổ có vị trí, vai trò rất đặc biệt trong mọi mặt đời sống xã hội[11].

Tác phẩm hội họa dân gian tiêu biểu nhất vẽ về hổ mang tính cộng đồng thuộc về dòng tranh dân gian Hàng Trống. Tranh Hàng Trống khắc họa hình tượng ngũ hổ, còn được gọi là tranh ông Năm Dinh. Hình tượng ông Năm Dinh sau được kết hợp độc đáo trong bản điện thờ tín ngưỡng tam, tứ phủ với đủ phong cách thể hiện[11], tranh ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông, "Ngũ hổ" là đặc sản của dòng tranh này[102] Năm 1971, bộ tranh dân gian Ngũ Hổ được công ty tem Việt Nam, thuộc tổng công ty bưu chính, chọn in và cho cho phát hành rộng rãi. Kể từ đó, bộ tranh Ngũ Hổ trở thành bộ tem quý đối với các nhà chơi tem[100]

Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Theo tín ngưỡng xưa, trong nhà treo tranh ngũ hổ vì năm con hổ tượng trưng cho các vị thần trấn giữ 5 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ ngũ hổ, là nguyên nhân để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng cũng có lý, khác với tranh ngũ hổ của làng tranh Đông Hồ, màu sắc của năm con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì ngũ hổ của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm con hổ với các tư thế khác nhau theo màu ngũ hành tiêu biểu cho tính minh triết của dòng tranh gian gian, có xuất xứ từ học thuyết về vũ trụ quan, âm dương ngũ hành.

Hổ không chỉ loài vật hung dữ, là chúa tể sơn lâm, xua đuổi tà ma, quỷ quái với ý nghĩa trấn trạch, đem lại bình yên mà còn là biểu tượng thể hiện cho sự vận động của ngũ hành, nguyên lý tương sinh, tương khắc, vốn là bản nguyên của muôn vật. Trong tranh Ngũ hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong cửu cung Hà đồ, chân hổ vàng trấn lên một miếng phù ghi dòng chữ: "Pháp đại uy nỗ", trên đầu Hổ vàng dưới mặt trời đỏ rực rỡ có bảy chấm tròn trên đầu Hổ vàng chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, là chòm sao Thiên cực Bắc trên bầu trời[64]. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh. Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong tranh ngũ hổ thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng, gợi cảm giác về một lá bùa chú vì thế treo tranh ngũ hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở[102].

Bố cục

Bộ tranh tượng Ngũ hổ có màu sắc tương hợp với ngũ sắc (theo quan niệm Ngũ hành) trấn giữ ngũ phương phổ biến trong các dinh phủ, đền thờ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ cũng là biện sự từ tính năng dũng mãnh và hung dữ của hổ, chúng không chỉ bắt nguồn từ tín niệm "Tứ phương tứ thần" của Đạo giáo nói trên mà tuồng như là phiên bản của tổ chức quân đội là ngũ đội hay năm đội/toán quân thiện chiến gọi là Ngũ hổ. Chỉnh thể "ngũ phương" gồm tứ phương và trung tâm/trung ương: Tâm điểm trung ương này là thiên đỉnh, hàm nghĩa là trục vũ trụ nên nó có tầm quan trọng vượt trội[21].

Tranh Ngũ hổ Hàng Trống vẽ năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ, con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió, từ dáng dấp đến ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài chúa sơn lâm, làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật, thể hiện sức mạnh của loài mãnh chúa với khối thân chắc khỏe, dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong, đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy, uốn vồng lên để đập xuống đất hoặc bật chồm lên. Mắt hổ như hừng hực nội lực của loài mãnh chúa, lột tả rõ nét sự oai hùng, lẫm liệt[11][102]. Từ tư thế, dáng dấp, nét mặt, ánh mắt, màu lông, chòm râu của hổ đều được ước lệ, cách điệu hóa nên đã tạo cho các bức tranh ngũ hổ có bố cục hài hòa, vững chải.

Tranh thờ hổ được thể hiện bằng những nét vẽ mang phong cách ước lệ, ẩn chưa những thông ti huyền bí của tín ngưỡng dân gian, từ ánh mắt, thế đứng, cách đặt chân. Bức tranh hội đủ năm sắc màu tượng trưng của ngũ hành mà "ông" hổ màu vàng uy nghi ở giữa tượng trưng cho Thổ, còn xung quanh là bốn ông với bốn màu khác nhau mà theo thuyết âm dương thì Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của ngũ hành. Nếu so sánh với nghệ thuật vẽ tranh ngũ hổ của Trung Quốc là hình ngũ hổ có màu xanh lá cây và màu vàng, trán có hình bát quái, đứng thành vòng vây quanh đồng tiền, thì tranh ngũ hổ Việt Nam vẽ năm con hổ với năm màu tượng trưng cho trung tâm và bốn hướng với bố cục cân đối[21].

Màu sắc

Tranh Ngũ Hổ được thờ trong nhiều gia đình ở Việt Nam

Ngoài hình dáng oai phong đường bệ, năm con hổ này có với năm màu nhất định tượng trưng cho ngũ hành. Màu sắc trong tranh Ngũ hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Ở phương trung ương này thuộc hành Thổ, biểu thị là Hoàng hổ[21]. Đồng thời, từ các màu ngũ sắc, các nghệ nhân còn trang trí thêm màu kim nhũ, ngân nhũ nên các tranh Ngũ Hổ tạo huyền bí, lóng lánh và trang nghiêm, tranh Ngũ Hổ vừa đậm chất dân gian, vừa huyền ảo, độc đáo[100] Ngoài 5 màu chính (ngũ sắc), nghệ sĩ dân gian còn điểm thêm bạch kim hoặc hoàng kim, làm cho các bức tranh thêm rực rỡ.

Theo thuyết ngũ phương, ngũ hành của Trung Hoa, người xưa quan niệm, tranh Thanh Hổ tướng quân thuộc Mộc khu, Bạch hổ tướng quân thuộc Thủy khu và Hoàng hổ tướng quân thuộc Địa khu. Cũng theo quan niệm "ngũ phương", "ngũ hành", người nghệ sĩ dân gian Việt Nam đã sử dụng bảng màu ngũ sắc để thể hiện từng vị thần hổ. Con hổ ngồi chính giữa bức tranh được vẽ vờn bằng màu vàng, tượng trưng cho hành Thổ; thanh hổ, con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông; bạch hổ được vẽ bằng màu trắng, là hành Kim ứng với phương Tây; xích hổ được vẽ bằng màu đỏ, là hành Hỏa ứng với phương Nam; hắc hổ được vẽ bằng màu đen, là hành Thủy ứng với phương Bắc[10].

Bộ tranh dân gian "Ngũ hổ tướng" tuy hư cấu nhưng cũng dựa một phần vào sự kiện có thật. Ngoài hổ vàng hay hổ khoang vàng là màu đặc trưng, trong thiên nhiên, đôi khi con người cũng gặp những cá thể hổ màu trắng hay hổ đen. Đây là hiện tượng "bạch biến" hay "hắc biến" của nhiều loài thú rừng. Màu đen do sắc tố đen (hắc tố) trong lông hình thành. Nếu toàn bộ lông bị sắc tố này chi phối, hổ sẽ có màu đen tuyền. Nếu toàn bộ sắc tố này bị hủy, lông sẽ có màu trắng. Còn hổ xanh hay hổ xám cũng được cho là có thật, hổ đỏ (là màu vàng sậm đỏ) là do người ta thêm thắt vào cho hoàn chỉnh bộ ngũ hổ, sắc tố màu xanh hay màu đỏ rất hiếm ở các loài thú, hiện mới chỉ thấy ở loài khỉ[103].

Thờ Mẫu

Tục thờ hổ còn gắn liền với các tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Tranh hổ được phổ biến nơi các đền điện thờ Thánh Mẫu hay Đạo Mẫu gọi là Đồng Cốt. Ở Miền Bắc, có tục thờ Bà Chúa Thượng Ngàn nơi rừng núi, Mẫu Thoại nơi sông nước, Bà Liễu Hạnh ở đồng bằng, thần Thiên Y A Na ở Huế, Bà Đen, Bà Chúa Sam ở Nam Bộ tất cả đều chung gốc gác là tục thờ Thánh Mẫu thời nguyên thủy. Rải rác phía Bắc có nhiều đền thờ Thánh Mẫu. Nơi bàn thờ thứ ba thừơng thờ Hổ gọi là "hạ ban" vì thờ dưới đất[15] (người Huế gọi hổ là ông Hạ ban), trong tín ngưỡng nguyên thủy, không riêng gì ở Việt Nam, tục thờ cọp như một phúc thần, và thờ Thánh Mẫu có thể phát triển song hành rồi gặp nhau qua hình tượng con hổ trong các chi nhánh của Đạo Mẫu.

Việc phụng thờ thần hổ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam được thể hiện rõ nét Ban thờ thần hổ trong điện thờ mẫu. Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam, thần hổ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng với một số nghi thức, nghi lễ đặc trưng[11]. Việc thờ Thần Hổ gắn với việc thờ Mẫu trong dân gian là một lệ tục tín ngưỡng văn hoá tâm linh đã trải qua nhiều mốc thời gian cho đến ngày nay vẫn đang tồn tại bóng dáng ở những ban thờ Mẫu, ở chùa, đền và miếu[104].

Ý nghĩa

Tượng Hổ mẫu và hổ nhi được thờ ở Thái Lan ở Wat Tham Suea

Ý nghĩa của việc phụng thờ thần hổ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam được thể hiện qua việc phụng thờ thần hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu. Sự hiện diện của ngài hổ trong điện mẫu đã khẳng định uy quyền, sức mạnh của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt. Hổ đã đi vào tâm thức dân gian với sự cung kính, tôn sùng bởi quyền năng trừ tà, ban phát tài lộc, công danh cho mọi người[11].

Tín ngưỡng thờ mẫu tam, tứ phủ về bản chất là sự tôn sùng quyền uy nữ thần, vai trò người phụ nữ, người mẹ. Tượng pháp trong điện thờ miền Bắc sắp xếp theo trật tự không gian từ cao xuống thấp. Trong đó, trung điện thờ các chư vị thiên thần, nhân thần. Hạ điện thờ ngũ hổ. Thanh xà, bạch xà cuốn trên xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện. Có thể thấy, thần hổ giữ vị trí nhất định trong điện thờ đạo Mẫu, thể hiện sự cân bằng giữa hai miền thiên phủ, địa phủ, góp phần trấn an cho cửa điện[11].

Sự phối thờ độc đáo trong điện thờ mẫu là kết quả của tín ngưỡng đa thần của người Việt, khẳng định vai trò, sức mạnh và sự khuất phục của muôn thú trước quyền uy của thánh mẫu. Hình tượng ngũ hổ tiêu biểu cho sức mạnh toàn năng, có thể cứu độ, giúp đời, trấn yên bản điện. Ngũ hổ được coi là bộ hạ đắc lực của thánh mẫu trong việc trừ tà ma, ngoại đạo. Việc phụng thờ ngũ hổ đã thể hiện đầy đủ yếu tố hoà hợp trong quy luật vận động của thuyết âm dương. Năm ông hổ biểu thị cho sức mạnh của dòng nam thần[11].

Bài trí

Bạch hổ (hổ trắng) trong tranh Hàng Trống

Phủ Chúa Sơn Trang được đặt bên phải phủ chính. Chính giữa phủ Chúa là ban thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn, hai bên là ban thờ Chầu Bé, Chầu Lục. Hạ ban Chúa Đệ Nhị là sự hiện diện của Ngũ Hổ-năm dinh quan lớn. Ngũ Hổ cai quản bốn phương và trung tâm, là linh vật quyền uy, là thần chiến trận, cứu giúp các chiến tướng trong trận mạc. Việc thờ Ngũ Hổ nhằm tạo thêm uy lực cho thế giới Mẫu hay đúng hơn đó là một biểu hiện của xu hướng hội nhập các thần linh dân dã vào hệ thống tín ngưỡng dân gian nổi trội này.

Trong điện thờ đạo Mẫu, ban thờ ngũ hổ đặt dưới điện thờ công đồng. Một số nơi tách riêng ban ngũ hổ như đền Mẫu Ba Cây (Sơn Tây), đền Mơ Táo (Hà Nội), đền Cửa Ông (Quảng Ninh). Một số đền, phủ thờ mẫu khác lại đặt ban ngũ hổ phía dưới động sơn trang như phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Cô bé Tân An (Lào Cai), đền Đồng Bằng (Thái Bình). Ban ngũ hổ thường được bài trí giống như một hang động lớn, có những phiến đá nhấp nhô, tạo thế của hang núi, mang dáng dấp huyền bí. Đây chính là nơi ngự trị của thần hổ, thường thờ tranh hoặc tượng. Nếu thờ một ngài, người phụng thờ phải xem bản mệnh, tìm hiểu căn mệnh hợp ngài hổ nào mới thờ riêng[11].

Trong ban thờ, cần sắp xếp vị trí theo hướng mà các ngài trấn giữ, tuân theo quy luật ngũ hành: hoàng hổ (màu vàng-hành thổ) ở vị trí chính giữa ứng với trung ương chính điện, thanh hổ (màu xanh-hành mộc) ứng với phương Đông, bạch hổ (màu trắng-hành kim) ứng với phương Tây, xích hổ (màu đỏ-hành hỏa) ứng với phương Nam, hắc hổ (màu xám đen-hành thủy) ứng với phương Bắc. Hình tượng ngũ hổ không chỉ tượng trưng cho ngũ hành với mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong vũ trụ mà còn để thể hiện quyền uy của mỗi vị thần trong phép nhà thánh. Trong đó, hoàng hổ tướng quân giữ vai trò trưởng trung cung, có nhiều quyền phép, trấn giữ điều lệnh các phương là vị lãnh chúa cao nhất, thâu tóm mọi uy quyền, quyết định âm phù dương trợ cho dân gian[11].

Không có lịch cúng lễ riêng biệt đối với việc phụng thờ thần hổ, mà đan xen trong các ngày lễ lớn của tín ngưỡng thờ mẫu: ngày sóc, vọng, tết âm lịch, lễ hội. Ở các điện thờ tư nhân, việc thờ thần ngũ hổ có quy luật rất chặt chẽ. Đối với những người căn cao số nặng, khi mở phủ, mở điện, cần bố trí giống như trên cửa điện mẫu, bắt buộc phải có ban ngũ hổ. Những gia đình khá giả có thể thờ tượng, gia đình điều kiện chưa cho phép có thể bốc bát hương, treo ảnh thờ an vị. Ngũ hổ thờ trong điện có thể là tranh thờ, tượng thờ, hoặc vẽ trực tiếp trên hạ ban của điện thờ[11].

Hầu đồng

Một nghi lễ hóa trang hổ ở Pulikkali của Ấn Độ

Trong thờ Mẫu, nghi lễ đặc trưng và quan trọng nhất là lên đồng (hầu đồng). Hầu đồng là một trong nghi lễ thờ tam, tứ phủ cũng có giá đồng hầu ngũ hổ. Nghệ thuật miêu tả lại sức mạnh thần hổ thể hiện rất rõ trong nghi lễ này[11]. Rất ít người hầu được quan hổ, khi hầu thường làm động tác như phun lửa, nhai bó hương đang cháy, quỳ ngậm hương gật đầu lễ, làm động tác hổ ngồi, hổ vồ mồi, nhai đĩa sống, đập vỡ đĩa, dấu mặn rạch lưỡi, phun rượu thánh trừ tà, đập trứng sống, ăn thịt sống, ngậm dầu phun lửa. Hầu ông Hổ thường không thay khăn áo, chủ yếu là khăn phủ diện che mình, ngài về không sang tai. Người ta thường ít hầu ông Hổ, vì hầu ông rất nặng ít người hầu được.

Trong nghi lễ, thần linh giáng bóng nhiều lần vào các ông đồng, bà đồng, theo thứ tự từ cao xuống thấp. Giá hầu ngũ hổ được xếp vào giá cuối cùng. Rất hiếm người hầu giá ngũ hổ, đó phải là người chịu căn cao bóng nặng của ngài mới được phép hầu. Người có căn mệnh hầu ngũ hổ là người hay nằm mơ bị hổ vồ, ăn thịt, hoặc bị ngã xuống núi, thấy nhiều cảnh chém giết, cảm giác trong người mệt mỏi khi khám bác sĩ không phát hiện ra bệnh. Hoặc khi về các nơi thiêng làm lễ tại ban thờ thần hổ mặt đỏ bừng, có biểu hiện kỳ lạ như vồ thịt sống, trứng sống để ăn, chui vào ban thờ hổ ngồi trong trạng thái mất kiểm soát.

Khi đến giá ngũ hổ ghế đồng, hợp vị thần hổ nào sẽ hầu vị đó, mặc sắc phục phù hợp, phía sau có thêu hình thần hổ cai mệnh. Con đồng phải vật lộn trên điện mất khoảng 10-20 phút chỉ để làm các động tác như gầm gừ, khuôn mặt hết sức dữ tợn, tay chân tạo dáng như thế hổ vồ, thường nhai đĩa sành. Chỉ người có căn mệnh mới thực hiện được động tác cào xuống đất, bọt mép tràn ra, đôi mắt mở to, miệng há rộng, hai hàm răng nghiến chặt. Ông hổ khi lên nhập vào giá con đồng ban phát lộc cho dân, thường lấy răng để cắp lộc phát cho từng người. Có những giá hầu, ông hổ ăn luôn cả trứng sống, thịt sống, cắn vỡ vụn chén rượu, đĩa để thị uy sức mạnh[11].

Xác Đồng lên vai hổ là một màn khó khăn, căng thẳng. Trong nghi lễ thờ mẫu có Động tác lên vai hổ "Trùm khăn đỏ (phủ diện) lên đầu, rồi tập trung, lấy tay che mắt, bỗng nhiên thấy hai vai chĩu nặng; con đồng lấy tay xoa mặt, xong chống tay xuống đất trong tư thế hổ ngồi, rồi gầm thét. Người tham dự biết rằng Thần Hổ đã giáng. Lập tức họ rót rượu vào bát rồi đốt. Con đồng nhúng tay vào, xoa mặt với rượu nóng. Nhìn lên điện thờ, đồng lại gầm thét. Người dự mang đến bó hương, đồng đốt hương và cắn vào ngọn lửa đang cháy. Sau đó có người mang đến đĩa dầu lửa và đốt lên. Con đồng cắn vỡ đĩa sành, mồm miệng đầy dầu lửa, và cứ thế lập lại nhiều lần.

Cho đến khi cử tọa yêu cầu ngưng, để biểu diễn việc trừ tà và cho thuốc. Cuối cùng "Thần Hổ thăng". Tạo không khí cho vai Thần Hổ, có nhạc đệm sênh phách, đờn ca bài hát chầu văn đặc biệt Ngũ Hổ luyện văn liên quan đến hổ gồm: "Trên thượng thiên có năm tướng hổ, luyện người về để độ vạn dân. Phật ban cho phép đại uy linh. Có phen hống động thiên đình, Giương nanh ra vuốt quỷ tinh bạt hồn. Có phen tướng xuống Diêm môn, Tà ma cũng phục, Phạm Nhan thu hình. Xuống Thủy Tinh các tòa cũng phục,Năm ông đều lại tót lên non. Khi thời biến ra hổ thần,Hiện ra hổ tướng nhãn tinh sáng lòe".

Bùa chú

Việc tôn sùng hổ còn được thể hiện thông qua các hình thức mê tín là bùa chú, ở đây vị thế tâm linh của con hổ được thể hiện khá rõ nét qua hai loại bùa chú, đó là bùa hộ mệnh là các loại bùa chú bảo vệ cho con người, xua đuổi ta mà, ở loại bùa này, hổ hiện thân là phúc thần chuyên bảo vệ cho con người. Ở loại thứ hai là bùa ngải, là những loại bùa hại người, được sử dụng từ thành phần có nguồn gốc từ hổ, ở góc độ này hổ hiện thân là ác thú hại người bằng việc bùa ám.

Bùa hộ thể

Nhiều người mê tín cho rằng hổ là biểu trưng cho sức mạnh của đại ngàn, sống nơi rừng già, ăn thức quý, uống nước rừng, sống trong rừng sâu nên hấp thụ được linh khí của đất trời, bất cứ cái gì trên thân thể con hổ đều được cho là có khả năng trừ tà.

Hổ là mãnh thú, biểu tượng cho sự dũng mạnh và tính hung dữ, ngoài biểu tượng tính ác, hổ còn được sử dụng như biểu tượng của thế lực thiện chống lại thế lực xấu độc, tà ma, nên việc treo tranh Ngũ hổ là biểu tượng cho sự trấn giữ khắp mọi phương, ở Nam Bộ, nhiều nhà dùng "Bùa nêu ông cọp" dán trước cửa nhà, ở cửa chuồng trâu bò để bảo vệ gia súc. Ở miền Bắc, đồ hình bát quái và thần hổ là đồ án chính của "Linh phù trấn trạch" là một loại bùa trấn trạch phổ biến, cả hai loại bùa là hình in mộc bản trên nền giấy đỏ, chi tiết tùy vùng miền. Trong L’art à Húe, Léopold Michel Cadière mô tả một hình hổ trên lá bùa theo Hình vẽ của một thầy pháp trên áo quần người bệnh để giải thoát cho người này những căn bệnh nhiễm phải nơi rừng rú, lá bùa ghi dòng chữ Hắc hổ đại tướng sát quỷ nguồn cơn của bệnh tật: "Hắc hổ đại tướng quân diệt trừ ma quỷ"[64].

Sự sùng bái đến mức mê tín dị đoan thông qua việc sử dụng các bộ phận của hổ đem theo bên mình để tạo niềm tin như bùa hộ thân, bất cứ cái gì trên thân thể con hổ đều được cho là có khả năng trừ tà, đắt giá nhất là những cái vuốt hay răng nanh hổ. Người ta thường làm chiếc nanh hoặc vuốt hổ, hoặc răng hổ bịt vàng bạc hoặc chiếc vuốt làm bằng sứ, kim loại cho trẻ con đeo để trừ tà ma, ngay từ lúc lọt lòng, trẻ con đã được đeo cái buà hộ mệnh ấy hoặc người lớn cũng đeo cho đẹp và tỏ ra oai vệ, nhu cầu săn lùng và đeo nanh vuốt hổ để thỏa nguyện mọi ước mong tiền tài, danh vọng, sức khỏe đã trở thành niềm tin, nhu cầu của nhiều người[105].

Người Campuchia khi giết hổ thường lấy nanh hổ đánh bóng bán làm vật trừ tà[106][107]. Người HoaBắc Giang thường đeo vòng đeo tay bằng kim khí có đính móng hổ để hộ mệnh, trừ đuổi vía độc hay làm hại trẻ em[108]. Người Sán Dìu đem bộ da Hổ đem phơi khô, nhồi trấu vừa làm vật trang trí trong nhà, vừa làm bùa hộ mệnh vì bộ da là dáng hình và linh hồn con Hổ còn quanh quẩn, vừa để bảo vệ mọi người may mắn về sức khoẻ và an toàn cho các thành viên trong gia đình, ít khi gặp ốm đau và bệnh tật[109] Xương hổ hay còn gọi là cao hổ cốt (khi được điều chế) nếu được dùng để gối đầu thì ngủ yên không chiêm bao thấy những sự ghê sợ, hoặc treo lên giữa cửa nhà sẽ trừ được ma quỷ.[110][111][112][113][114], nhiều người Nam Bộ còn tin rằng ông cọp bảo vệ trẻ con, khi trẻ bị bệnh chỉ cần vuốt râu ông Cọp thì sẽ khỏi[46].

Theo quan niệm của những người dân sơn tràng thì trong rừng con hổ là loài vật hùng mạnh và rừng thiêng nhờ có hổ dữ, nó là loài vật có linh tính[115] và có linh khí nên trong bán kính gần 1 km, không có con vật nào dám bén mảnh đến, kể cả giống chó săn cũng không có con nào dám đến gần[116]. Nhiều thợ săn tin rằng hổ là loài vật có tánh linh hay có linh tính có thể nhận biết hơi người, tránh các loại bẫy[117] Trong rừng có cọp thì ma người, ma trâu, voi phải sợ hổ sống, mà nó không sợ ai khác vì nó có giác quan nên am hiểu và giao du với cõi âm. Nó gầm ghè, trấn áp được ma quỷ. Người trần không thấy được ma quỷ nên nhiều lúc bị chúng tấn công. Còn hổ dường như thấy rõ, nên ma quỷ phải khúm núm[105].

Nhiều người tin rằng sở hữu nanh vuốt hổ sẽ trừ tà ma, quy phục được thú dữ, xua đuổi được quỷ ám

Người ta quan niệm rằng, hổ là chúa tể của rừng xanh nên hội tụ đủ sức mạnh thiên nhiên, hổ là biểu trưng cho sức mạnh của đại ngàn, sống nơi rừng già, ăn thức quý, uống nước rừng, sống trong rừng sâu nên hấp thụ được linh khí của đất trời, đeo nanh vuốt hổ thì càng hưởng nhiều đặc ân của thần linh, trời đất[105]. Hổ càng già thì nanh càng lớn và uy lực của nó càng mạnh, sở hữu được chiếc nanh hổ tinh đã ăn thịt nhiều người sẽ không sợ con vật hung dữ nào[118], các loài chó sói, gấu, rắn hổ chúa khi nhìn thấy bóng vía là chúng sẽ quỳ xuống, việc đeo móng hổ còn giúp chủ nhân tránh bị tà đạo, ma quỷ làm hại, đạn bắn không trúng, tạo phong cách ngầu[119].

Móng vuốt của hổ cũng là vật bùa là vì con hổ trước khi giết con mồi bằng bộ hàm thép thì nó cần những chiếc vuốt chụp và bấu chắc vào không cho nó trốn thoát[112][113][114][120]. Trẻ con hay người lớn đeo nanh cọp trước ngực sẽ tránh được phong hàn, gió độc, nanh cọp tên bắn không thủng, đạn ghim không chết, đi rừng gặp thú dữ nào cũng không sợ chúng tấn công. Ở Đà Lạt trước đây, binh lính, sĩ quan cả người Kinh lẫn người Thượng thường đeo móng cọp để tránh bị tà ma hãm hại và khi ra trận tiền tên bắn không trúng, đạn ghim không thủng, chỉ cần chơi cái nanh cọp này thì ma trêu quỷ ghẹo gì cũng hết.

Nhiều người thường đi tìm nanh cọp để phòng thân, và tạo nó thành món hàng trang sức độc đáo. Nhiều thư tịch cổ và từ tự sự, ngoài tác dụng trấn trừ tà ma, khu phong bài chướng khí, ngày trước nhờ nanh vuốt mà các chiến binh rừng xanh tránh được họa đao thương. Những chiến binh người Chơro kể chuyện nhờ chùm nanh hổ bảy cái đeo cổ mà khi lâm trận, mũi tên, hòn đạn của kẻ thù không bao giờ chạm được vào người. Nanh vuốt hổ có tác dụng khu phong, trấn quỷ trừ tà, mang lại nguyên khí, tài lực cho người đeo nó[121]

Tục đeo nanh thú xuất phát từ các bộ tộc xa. Cũng có nhiều dân tộc dùng nanh vuốt thú này để thờ cúng, cầu mong những lần săn bắn tiếp theo sẽ thu hoạch được nhiều chiến lợi phẩm hơn. Khi giết được con thú, thợ săn sẽ bẻ nanh của nó xỏ dây đeo cổ để đánh dấu chiến tích của anh ta[121] Tục đeo nanh vuốt thú rừng xuất phát từ một số người dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày xưa, họ coi đó là bùa hộ mệnh giúp tránh thú dữ, gặp may mắn trong săn bắn và tôn thêm vẻ uy nghiêm, mạnh mẽ của con người trước thiên nhiên hoang dã. Việc đeo hay sở hữu nanh thú rừng chủ yếu xuất phát từ niềm tin tâm linh và tín ngưỡng dân gian[122]. Việc sở hữu những chiếc răng nanh, móng vuốt như để thể hiện đẳng cấp và họ coi đó là một món đồ đem lại may mắn, có thể hóa giải những tai ương trong cuộc sống[112].

Theo quan niệm này thì đeo nanh vuốt sẽ đem lại may mắn, nắm bắt thời cơ, tránh được những điềm gở, giải trừ ma quái, bệnh tật, bảo vệ linh khí, trừ tà, tránh được tà ma, bệnh tật và may mắn trong kinh doanh, buôn may, bán đắt, đeo những món đồ trang sức từ nanh vuốt thú rừng sẽ gặp thời vận, thịnh vượng, đem lại may mắn, chủ nhân có khả năng nhìn thấu suy nghĩ người khác, hay khi đeo chúng trên người sẽ giúp chủ nhân thâu tóm thời vận, may mắn, thịnh vượng, tránh được tà ma, bệnh tật. Mỗi người tìm mua nanh vuốt thú rừng với những mục đích khác nhau nhưng đa phần họ đều gắn cho nó những quyền năng vô song như đạn bắn không trúng, tránh được tai họa, buôn may bán đắt, thuốc chữa bệnh nan y. Trẻ con tránh được phong, kẻ trộm không lo bị chó sủa cản đường hay gia chủ phát giác, tên bắn không ghim, đạn găm không thủng và không bị các loài thú dữ khác tấn công bởi người ta nói rằng, nanh vuốt thú rừng đã được "yểm bùa". Vì niềm tin tâm linh ấy mà nhiều người săn lùng cho được để vừa làm "bùa hộ mạng" vừa làm vật đeo trang trí.

Bùa ngải

Râu cọp (hổ tu) cũng được nhiều người mê tín xem như bùa

Râu cọp (hổ tu) là thành phần của trò chơi ngải của các thầy phù thủy ma giáo, râu hổ cắm vào búp măng tre có thể chế thành ma thuốc độc hại người như bùa chú của những người Mường ở Thanh Hóa. Những thầy cúng bùa chú thường thờ thần ếm, thần bùa trong nhà, mỗi thầy ếm bùa phía ngoài vườn thường có một gian thờ nhỏ, trong đó có thờ một con sâu to như cái cán dao, không hóa bướm, thức ăn chủ yếu là xác động vật. Phân của con sâu này rất độc, được kết hợp với nhựa cây sui lấy trên rừng trộn lẫn, hỗn hợp chất độc đó được tẩm vào khăn, áo, mũ, ai ngấm phải chất độc trên sẽ ốm, yếu mà không thấy nguyên nhân gây bệnh, lâu dần sẽ chết, không có thuốc chữa. Con sâu đó được sinh ra từ râu của con cọp, nên mỗi khi đi săn được cọp, các thợ săn lập tức phải đốt ngay bộ râu cọp đi kẻo nó lại rơi vào tay thầy bùa[123].

Nèm bùa có nhiều loại, nèm cá không ảnh hưởng đến người đi nèm, còn nèm thú sẽ có ảnh hưởng không tốt đến bản thân người săn được thú, khi nèm được bất cứ loại thú rừng nào cũng đều phải chia đều cho cả bản ăn xem như san sẻ nghiệp chướng của mình cho mỗi người gánh một ít. Nếu nèm được thú rừng có linh khí thuộc loại trung bình như hươu, nai tương ứng với nó sẽ có một con vật nuôi trong nhà như chó, mèo sẽ phải chết theo, nếu nèm được những con vật có linh khí mạnh như hổ, báo thì vật hy sinh "mạng đổi mạng" có khi lại chính là người trong gia đình thầy nèm thú do vậy nèm săn thú ít được người Mường sử dụng[123]. Người Mường dùng bùa ác luyện từ được luyện từ sừng trâu trắng nhưng cách chống lại là trấn yểm bằng nanh hổ và niệm chú vì bùa này có sức mạnh gấp mấy lần bùa ác bằng sừng trâu trắng[124].

Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải, loại ngải này mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu. Tương truyền, loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này, phải đọc thần chú, luyện để nó hội đủ khí âm dương trong hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ giúp nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách[125].

Loại Huyết ngải độc thần tướng tại chùa Angkor Vat (Đế Thiên) theo truyền thuyết có một con cọp trắng đã tu luyện thành tinh thường xuyên vào làng chùa Đế Thiên bắt người ăn thịt. Thợ săn đánh bẫy nhưng tất cả đều bị cọp vồ chết. Vào một đêm sư cả nằm mộng gặp một vị thần cho biết, ở một địa danh có tên T'ruong Cua Lo ở phía đông bắc, một tiều phu bị cọp vồ ăn thịt nhưng chừa lại trái tim, dân làng chôn trái tim nơi cửa làng, sau đó sau nơi ngôi mộ trái tim mọc lên một cây chỉ có hoa màu máu chuyên ăn thịt người đó là Neap Pen nếu tìm cây đó về luyện thành thuốc độc để diệt trừ cọp dữ, kể cả những thế lực khác gây họa cho dân làng[126].

Có một chàng trai mồ côi cha mẹ do cọp trắng vồ tin lời nguyền giết cọp trả thù cho cha mẹ, tìm đến một địa danh có tên là Bor Trak gặp dân làng chỉ cho anh tìm đến ngôi mộ có cây hoa máu. Bor Trak là một địa danh thuộc miền Trung Việt Nam tương truyền là Bố Trạch, Quảng Bình. Anh ta đem cây Neap Pen về chùa Đế Thiên luyện vị thuốc độc trị cọp (gọi là Khalamay). Sau đó, anh đứng trên chảng 3 cây trước đầu gió dụ cọp. Khi con cọp đánh hơi người tiến tới, thanh niên dùng móng tay búng chất bột xuống mặt cọp, vừa thét to những lời nguyền rủa con cọp (lời nguyền rủa ấy trở thành một phần câu chú độc sát của các pháp sư hiện nay khi sử dụng Khalamay). Cọp bị say thuốc chạy quáng quàng vào rừng cắn nát nhiều gốc cây to rồi chết. Anh này không đốt chết cây mà lén đem về một vùng núi sâu ở Campuchia trồng[126].

Lễ bầu Ông

Hổ được suy tôn làm chủ của làng thông qua tục lệ bầu ôngĐình thần Bình ThủyCần Thơ là nơi diễn ra lễ Tế giang sơn và cúng hổ

Các tỉnh Nam Bộ nhiều nơi kể về cổ tục Bầu Ông Cọp làm Hương cả của làng (gọi là tục Bầu Ông) theo đó, từ thời khai hoang đến tận cuối thế kỷ XIX, các làng ấy không ai dám đứng ra nhận chức Hương cả, bởi theo sự xác tín rằng kẻ nào cả gan như vậy tức thì bị cọp ăn thịt ngay. Chuyện cử cọp làm Hương Cả là một cách biểu hiện của việc thờ cọp. Đây là tín ngưỡng thờ cọp như vị thần bảo hộ cộng đồng, một tín lý bắt nguồn từ thực tế của lưu dân thời khẩn hoang ở vùng đất mới[31], do sợ cọp mà họ lập miếu thờ sơn quân chi thần, thờ Chúa xứ sơn lâm, thờ Thần Hổ và bầu cọp làm Hương Cả của thôn làng và "mô típ "Ông Cả Cọp" là một mẫu đề dân gian được hình thành từ tâm thức tôn trọng lề luật đã có từ trước, một giao ước của con người với thiên nhiên để cùng tồn tại[27].

Nam Bộ ngày trước nhiều người sợ cọp nên mỗi làng chỉ cử đến Hương chủ, vì chức Hương cả phải nhường cho cọp (tục lệ này có ghi trong Minh điều hương ước ban hành năm 1852), các làng quê Nam Bộ thường có tập tục cử cọp giữ chức Hương cả của làng, không ai trong các thôn làng được giữ chức vụ này cả, chỉ giữ chức vụ thứ nhì, tức chức Hương chủ[88] Đến nay tập tục Bầu Ông vẫn còn duy trì trong chương trình lễ cúng Kỳ Yên ở đình làng tại một số thôn xã, mặc dù, ở các làng từng có tập tục bầu cọp làm Hương Cả đã bỏ điều kiêng kỵ này từ đầu thế kỷ 20. Nay, tục cúng Cả cọp vẫn còn nhưng chỉ nhằm cầu an cho bá tánh.

Tục lệ này xuất phát từ những câu chuyện huyền kỳ theo Mộtip Ông Cả Cọp, là một môtip rất phổ biến trong nhiều truyện kể ở Nam Bộ từ miền Đông đến miền tây Nam bộ như: Ông Cả cọp (Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai), Ông Cả cọp Mỹ Điền (Tiền Giang), Ông cả cọp (Bến Tre) để giải thích một tập tục thờ cọp phổ biến trong buổi đầu đi khai phá khi con người phải thừa nhận những sức mạnh của tự nhiên, mà cọp là một đại diện tiêu biểu[88] Truyện giải thích tập tục tôn cọp làm chức Hương Cả và lệ cấm kỵ không bầu cử bất cứ một người nào trong thôn làng nắm giữ chức vụ này.

Vì Cọp là hương chức đứng đầu, nên hàng năm, tùy theo đình chọn ra một ngày để làm lễ "Bầu ông", thường là vào dịp cuối năm hay trước khi tổ chức lễ Kỳ yên đình lang, dân chúng tổ chức lễ Bầu Ông với lễ gồm cúng một con heo trắng, kèm theo một tờ cử hương chức. Tờ cử có nội dung cả làng cử cọp làm chức Hương Cả (với nhiệm kỳ một năm), được đặt trong một cái ống tre ở một địa điểm cố định, đêm ấy, cọp về ăn sạch cái đầu heo và đổi "tờ cử" cũ, nhận "tờ cử" mới đem vào rừng. Nếu thôn làng có người nào cả gan đứng ra làm chức Hương Cả thì sẽ bị cọp vồ chết ngay. Cổ tục này được ghi nhận rộng rãi trên khắp miền Nam Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục_thờ_hổ http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/doi-song/truyen-thu... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chuyen-tho-h... http://www.phatgiaobaclieu.com/index.php?option=co... http://www.sacred-texts.com/hin/m07/m07065.htm http://vannghetiengiang.thotre.com/news/Nghien-cuu... http://www.eubios.info/india/BII19.HTM http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kham-pha-the... http://thiennhien.org/bao-ve-ho http://m.anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-than-bach-...